Like 06 Quán Trên FaceBook Nha Các Bạn

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

Cua Đồng Rang Me ( Quán Nhậu Phan Thiết - 06 Quán )


Chỉ cần tưởng tượng tới vị giòn tan của cua rang giòn hòa trong vị chua-cay-ngọt và mùi thơm nức mũi của hành tỏi phi cùng gạch cua, ắt hẳn bạn không thể cầm lòng…Món ăn đậm chất dân dã này rất hợp với tiết trời se lạnh ngày đông, cả nhà ngồi quây quần, cùng thưởng thức cái giòn, cái thơm, béo ngậy của cua rang; cái chua ngọt thanh tao của nước xốt me… Thêm chút rượu nhâm nhi, mâm cơm gia đình mới thật ấm cùng làm sao.
20K/dia quán nhậu Phan Thiết 06 Đặng Văn Ngữ - Tp Phan Thiết - Bình Thuận

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

Mũi Kê Gà


Nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 30km thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Nam- tỉnh Bình Thuận, khu du lịch Mũi Kê Gà như một thiên đường xanh vươn mình trên bãi biển đầy nắng và gió.

Mũi Kê Gà tên thường gọi là mũi Điện là một vùng biển mới được khai thác phục vụ cho hoạt dộng du lịch trong vài năm trở lại đây.

Mũi Kê Gà vẫn còn giữ được nét hoang sơ



Khi những khu nghỉ dưỡng ở mũi Né hay Lagi đã quá quen thuộc với nhiều người thì mũi Kê Gà thực sự là một trải nghiệm mới cho những khách du lịch ưa khám phá.

Điều đầu tiên gây ấn tượng khi bạn tới đây chính là con đường dẫn vào khu du lịch chạy dài giữa một bên là những đồi cát vàng óng và một bên là những dãy resort thấp thoáng ẩn mình trong hàng phi lao, hàng dừa xanh mát ngay bên bờ biển.

Tiếp đó bạn có thể nhận thấy bầu trời và bãi biển ở đây trong ngày nắng đẹp như liền sát nhau phía chân trời bởi một màu xanh thẳm tươi mát.

Khi đã chọn cho mình một khu resort với những căn phòng đầy đủ tiện nghi bạn sẽ bắt đầu bước vào những ngày hòa mình với biển xanh và nắng vàng nơi đây.

Bờ cát trắng trải dài là nơi bạn có thể cùng mọi người chơi những trò chơi vận động như kéo co, chuyền nước biển, đá banh,... hay cùng với con mình xây những tòa lâu đài bằng cát xinh xắn.

Biển ở đây sạch sẽ và rất bằng phẳng nên phù hợp cho mọi người có thể tham gia các trò chơi dưới nước hoặc tắm biển.

Đi dạo với những người thân hay một nửa yêu thương của mình ngắm mặt trời mọc trong sớm mai, ngắm hoàng hôn với bóng nắng trải vàng mặt biển thực sự sẽ đem lại cho bạn những phút giây hạnh phúc và thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng.

Bên cạnh đó với những dịch vụ Spa, massage,...trong các khu resort cũng là một lựa chọn hấp dẫn.

Ở đây, bạn còn có thể nhìn những đoàn tàu ra khơi mỗi sáng và trở về tấp nập trong buổi chiều tà mang theo những hải sản tươi ngon từ biển mà bạn có thể thưởng thức ngay trong những bữa tiệc barbecue trên bãi biển đầy gió.

Buổi tối ở đây bạn có thể tham gia đốt lửu trại và vui chơi hay ngắm bầu trời đầy sao và mặt biển lấp lánh ánh đèn từ những tàu cá nhỏ đi câu mực đêm.

Một điều đặc biệt không thể không nói tới khi đến với mũi Kê Gà, đó chính là hành trình vướt biển ra thăm ngọn hải đăng Khe Gà.

Nằm trên đảo Khe Gà, hòn đảo được đánh giá là nơi có cảnh trí đẹp nhất vùng biển Hàm Thuận Nam, ngọn Hải đăng Kê Gà với dáng đứng mạnh mẽ, cao vút trên nền trời xanh ngắt trải qua bao nhiêu sóng gió vẫn luôn là người dẫn đường tin cậy cho ngư dân vùng biển này.

Được xây dựng vào tháng 2/1897 do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế, tháp đèn xây bằng đá cao 35m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65m, kích thước cạnh của tháp rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m, chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m.

Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000W, có bán kính quét sáng là 22 hải lý, tương đương 40km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Ngoài ngọn hải đăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên.

Xung quanh chân hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước, cho đến nay vẫn còn nguyên, toả bóng mát quanh năm góp phần tạo nên một nét đặc biệt riêng cho ngọn hải đăng này.

Bạn có thể thuê thuyền thúng và chèo ra đảo hoặc đi trên các chuyến ra đảo của các thuyền lớn chuyên chở khách du lịch. Vượt qua bãi đá gập ghềnh và 184 bậc thang bạn sẽ được đứng trên đỉnh của một trong những ngọn hải đăng cao nhất và cổ nhất Đông Nam Á để chiêm ngưỡng biển xanh mênh mông ngút tầm mắt ngay trước mặt.

Điều đó sẽ cho bạn một trải nghiệm vô cùng lý thú và độc đáo, một kỷ niệm khó quên trong chuyến du lịch tới vùng đất này.

Với vẻ đẹp còn nguyên sơ cùng với bàn tay cải tạo của con người khu du lich mũi Kê Gà thực sự là một điểm đến lý tưởng cho mọi người để có một kỳ nghỉ thú vị và thoải mái.

Càng Cùm Cụm Hấp Nướng ( Quán Nhậu Phan Thiết - 06 Quán )


Người cào nghêu trên bãi biển thỉnh thoảng bắt được con cùm cụm. Đó là một loại hải sản có họ hàng với cua, ghẹ. Cùm cụm ngon nhất là nấu canh chua.

Cùm cụm nhỏ, con lớn nhất khoảng 5cm, có vỏ rất cứng, mặt trên màu xám, mặt dưới màu trắng, hai càng kẹp và hai que bơi màu vàng. Dưới bụng con cái có mang hai buồng trứng có màu vàng cam rất đẹp. Khi trứng chín (gần nở) thì chuyển qua màu xám.


Cùm cụm được chế biến các món như nướng, chiên giòn…, song món cùm cụm nấu canh chua thì rất hợp và thơm ngon. Đặc biệt là nấu với lá bứa. Cùm cụm rửa sạch, sau đó lấy sống dao đập cho thủng vỏ trên lưng và cho vào xoong nấu với nước. Khi cùm cụm vừa chín thì cho lá bứa đã xắt sợi vào, nêm rồi nhắc xuống ngay. Canh chua cùm cụm rất ngọt nước, thơm ngon. Thịt cùm cụm trắng, giòn và rất ngọt. Đặc biệt trứng cùm cụm trong nồi canh chua vừa béo, vừa bùi ăn nhiều không ngán. Những lúc không tìm thấy lá bứa, có thể nấu cùm cụm với dứa (thơm) và cà chua cũng ngon không kém.

Theo Lê Quốc Kỳ
Sài Gòn tiếp thị
quán nhậu Phan Thiết 06 Đặng Văn Ngữ - Tp Phan Thiết - Bình Thuận

Cá Nanh Heo Nướng Satế - ( Quán Nhậu Phan Thiết - 06 Quán )


Cá nanh heo có răng như nanh heo rừng. Đã vậy, lớp da của nó dai chẳng khác gì da heo rừng. "Ăn một miếng nanh heo, kéo được mười cái neo" - một số ngư dân nói vui thế để diễn tả sự ngon và bổ dưỡng của cá này.

Vài chục năm trước chưa ai biết đến cá nanh heo do nó sống quanh quẩn ở các khu vực rạn san hô xa bờ, sâu hàng trăm mét. Ngày này nhờ có nghề lưới màng mà bắt được nó.

Cá nanh heo có hình dạng tựa một cây quạt nan, một loại có màu sọc vàn, da rất dày, nặng xấp xỉ 2kg; và loại có màu xám lớn gấp hai lần loại trên, da hơi mỏng hơn.

Thịt cá nanh heo dai săn, cắt ra từng miếng trắng tinh và bắt mắt. Do phần da rất dày lại có lớp vảy cứng bao bọc như áo giáp nên khi làm cá phải tốn nhiều công và dùng dao cực bén mới làm nổi. Làm xong một con cá mất ít nhất hai tiếng đồng hồ.
Bù lại, món ăn làm ra từ cá nanh heo cực kỳ hấp dẫn. Cá nanh heo nhiều nạc mà lại béo, nhưng không bao giờ làm người ta ngán. Cá nanh heo làm ra được nhiều món, món nào cũng ngon. Có người cho rằng cá nanh heo ngon vì thịt của nó vừa mang tính "hải vị" vừa mang tính "sơn hào".
"Sơn hào" chính là phần da của nó, còn phần thịt thì săn ngọt như cá mú. Ngon nhất là đem nướng. Thịt cá xắt miếng tẩm với sả, ớt, tỏi, nghệ..., để thấm chừng một giờ mới cho lên vỉ nướng trên lò than hồng. Ôi chao, mùi thơm mới cực kỳ đặc biệt, có sức lan xa hơn cả mùi thơm cây... cửu lý hương.
Đã xảy ra một câu chuyện như sau: một người Sài Gòn sau những ngày thăm quê vợ thuộc cùng biển Ninh Thuận, khi trở về mang theo 3kg cá nanh heo đã làm, ướp gia vị sẵn. Buổi chiều ấy, tại nhà anh nằm giữa khu phố đầy quán nhậu, khi vợ chồng anh nổi lửa nướng cá chưa lâu thì thật bất ngờ, có tới gần chục người xung quanh tìm đến hỏi rằng mùi thịt gì sao mà thơm lạ thơm lùng đến thế. Vậy là vợ chồng anh phải cho mỗi người thưởng thức một ít. Ai nấy cứ tấm tắc khen luôn miệng.

Ở vùng biển, ngư dân lưới được cá nanh heo thường chỉ dành tặng bạn bè, người quen biết. Anh có khách phương xa đến chơi, cần có chút gì ngon tiếp đãi ư? Chỉ việc ới một tiếng với anh bạn láng giềng vừa đi lưới màng vô, lúc ấy nếu có cá nanh heo thì anh bạn sẽ rất sẵn lòng đưa cá qua ngõ sau. Người ở biển vốn rất chuộng nghĩa tình. Cá nanh heo chỉ thỉnh thoảng mới có, thậm chí phải dặn trước nhiều tháng với những ngư dân quen biết.
quán nhậu Phan Thiết 06 Đặng Văn Ngữ - Tp Phan Thiết - Bình Thuận
30k/dĩa tại 06 Quán

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010

Cá Chình Um ( Quán Nhậu Phan Thiết - 06 Quán )


Sinh học cá chình:

Cá chình có khả năng thích ứng rộng với sự biến động của độ mặn và nhiệt độ. Chúng có thể sống được ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Với nhiệt độ biến động từ 1-38oC cá đều có thể sống được nhưng trên 12oC cá mới hoạt động mạnh và bắt mồi, nhiệt độ sinh trưởng là 13-30oC, thích hợp nhất là từ 25-27oC. Cá chình ưa bóng tối và sợ ánh sáng nên ban ngày chúng thường tìm những nơi có ánh sáng yếu như các đám chà, hang, đám bèo để chui rúc, tối chúng mới bò ra kiếm mồi và di chuyển đi nơi khác. Hàm lượng ô xy hòa tan thích hợp cho cá sinh trưởng từ 2-12 mg/lít, trên lượng này cá dễ bị bệnh bọt khí.

Cá chình là loài cá di cư, đến mùa sinh sản cá mẹ di chuyển từ những vùng nước ngọt, cửa sông ra biển và tìm chỗ thích hợp để đẻ trứng (chính vì đặc điểm này mà việc cho cá chình sinh sản nhân tạo rất khó). Cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành cá lại di cư ra biển sâu đẻ trứng. Cá con mới lớn có hình lá liễu, trải qua nhiều quá trình biến thái trở thành cá chình hương màu trắng và sau đó chuyển dần sang màu nâu đen. Nguồn cá giống hiện nay đều được khai thác từ tự nhiên ngoài cửa sông hay ven biển. Ở nước ta cá chình sống nhiều trong tự nhiên từ Quảng Bình đến Bình Định.

Nguồn thức ăn tự nhiên của cá chình là tôm, cá con, động vật đáy và các sinh vật thủy sinh. Cá chình là loài cá ăn tạp. Khi còn nhỏ thức ăn chính của chúng là động vật phù du thuộc nhóm Cladocera và trùn ít tơ. Cá chình có tốc độ tăng trưởng chậm, trong năm đầu cá chỉ đạt trọng lượng 200 g với điều kiện cho ăn tốt. Khi còn nhỏ tốc độ tăng trưởng của cá trong đàn tương đương nhau, nhưng khi có chiều dài 40 cm thì con cái sẽ lớn nhanh hơn con đực.

Hiện nay chưa có thông tin về việc cho sinh sản nhân tạo thành công cá chình mà nguồn giống đều được đánh bắt trong tự nhiên. Bà con nông dân thường thu gom cá chình giống trong tự nhiên theo các phương pháp như: (1) Dùng đèn tập trung cá theo tập tính hướng quang của nó vào ban đêm rồi dùng vợt để vớt; (2) Đặt lưới đăng cố định ở cửa sông, nơi có cá con phân bố để đánh bắt; (3) Dùng 2 thuyền lưới vây để vây cá con ở cửa sông ven biển rồi phân loại giữ lại cá chình.
Câu cá chình rất kỳ công. Nó là loại kình ngư rất mạnh mẽ, nếu không nắm được đặc tính của nó khó mà tóm được cá dù đã cắn câu. Cá đớp mồi rồi mà giật cần câu ngay là đứt dây cước. Ở Lao Bảo, cá ngạm mồi rồi liền lủi vào trong hang đá, đuôi nó neo cứng trong lèn đá. Người đi câu phải biết nương cần, chờ đợi hồi lâu cho đến khi cá chình đuối sức, lúc đó mới lặn xuống mò vào hang đá vớt nó lên.

Cá chình nặng vài ký trở lên cũng bình thường. Cá càng lớn thịt càng ngon, bụng nhiều mỡ béo ngậy. Người viết bài này có một kỷ niệm khó quên về cá chình. Lần ấy, tôi về một cảng cá để viết bài. Trước khi về, vị giám đốc mới treo vào xe một bao cát chứa một ít hải sản, gọi là “cây nhà lá vườn làm quà cho chị nhà”. Về đến nhà, tôi chỉ bao hải sản và nhắc vợ lo mà làm bếp, rồi đi tắm. Đang tắm, tôi bỗng nghe vợ la thất thanh sau bếp, chạy ra thì nhà tôi đã nằm ngất rồi... Thật khinh khủng, làm sao mà không ngất được khi nàng vừa xổ bao cát ra thì một con cá chình biển vằn vện, cỡ con trăn nhỏ quậy dữ dội...

Về cái độ mạnh mẽ và sống dai của cá chình, nhà văn Bửu Ý vừa nói vừa lắc đầu: "Cá ni hắn dễ sợ lắm, ban đêm mò lên bờ rồi vào chuồng bắt gà con. Những nhà gần sông, họ có kinh nghiệm bắt cá. Đêm hôm, hễ nghe gà sau chuồng xao xác là biết hắn lên, hắn trườn nhanh như rắn nhưng theo một quy luật, lên lối nào thì bò xuống lối đó nên người ta canh lối nó lên rồi rắc rất nhiều tro, thế là khi xuống nó lọt vào ổ tro, chỉ biết nằm một chỗ, hết đường cựa quậy”.

Cá chình chế biến được rất nhiều món. Thịt cá chình dai nên ở quê, các bà mẹ thường cắt lát kho dim với nghệ. Món này mà ăn với cơm gạo đỏ nóng thì tuyệt cú mèo. Ở nhà hàng, người ta xào với các loại nấm (nấm đông cô, nấm mèo, nấm mối) cùng hành tây, tiêu sọ ăn cũng... nhức nhối lam. Cá chình nướng chấm nước mắm gừng hay kho um với chuối chát cũng hết ý. Còn lẩu cá chình thì khỏi nói, nước ngọt đậm, húp khi nóng vã mồ hôi mới đã...

Có điều lạ, theo lời nhà báo Nguyễn Trung Dân, không như các loại hải sản khác, phải ăn tươi, càng tươi càng ngon, cá chình trước khi nấu nướng phải để "hơi ươn ươn” một chút thì thịt mới chắc và thơm hơn mà không tanh, nhất là với món nướng. Còn đại huynh Nguyễn Trọng Huấn, người từng trải chiếu bày những cuộc rượu khắp cả nước, gật gù mà rằng: trong danh mục các loại cá thì chình phải được kể đầu bảng. Mà theo anh, thưởng thức cá chình đúng gu phải kèm với rượu làng Chuồn, một đệ nhất danh tửu của xứ Huế.
quán nhậu Phan Thiết 06 Đặng Văn Ngữ - Tp Phan Thiết - Bình Thuận

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

Du Lịch Bàu Trắng


Bàu Trắng là một hồ nước ngọt cách thành phố Phan Thiết khoảng 62 km về hướng Đông Bắc, là hồ nước ngọt duy nhất thuộc xã Bình Nhơn, huyện Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay thuộc nhất thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình. ( trước đây là thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình .
Lịch sử
Theo truyền thuyết nơi đây là một hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua. Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ. Do “Bàu” trong tiếng địa phương nghĩa là “hồ” nên từ rất lâu, người địa phương đã gọi là tiểu hồ là Bàu.


Năm 1867 khi Nguyễn Thông đi ngang qua đây, thấy cảnh đẹp của Bàu Trắng mà cụ gọi là “Bạch Hồ”. “Bạch Hồ” bắt đầu xuất hiện trong thơ của Nguyễn Thông và cũng từ đó trở thành tên mà giới thi nhân gán cho Bàu Trắng.

Miêu tả
Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. bàu bà rộng hơn Bàu Ông và chứa lượng nước nhiều hơn. Độ sâu của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa. Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen. Sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc.

Bàu Ông
Nhỏ hơn Bàu Bà, thế nhưng có một con đê ngăn cách giữa 2 hồ lại. Bàu ông nước cạn hơn và không ngọt bằng Bàu Bà

Di tích khác
- Đền thờ nữ thần Yana ở phía nam Bàu Trắng, vị thần được người Chăm tin rằng đã mang đến nguồn nước cho con người và động vật rừng ở đây trong những mùa khô hạn.
- Cách Hòn Rơm khoảng 15 km, đi theo con đuờng hướng đến Bàu Trắng sẽ có 1 ngã 3, rẽ phải (phía bên trái đi Bàu Trắng), chạy thẳng hết đường sẽ thấy Hòn Hồng. Ở đây có thể câu cá lúc đêm hay ngày đều được, chỉ cần chờ nước lên cao vì ta chỉ có thể câu trên bãi cát, phía trước là vùng trũng, nước khá sâu. Cá đây chủ yếu là cá Tráp ( cá Hanh ), cá vồ ...
Đường đến Bàu Trắng
Ðể đến Bàu Trắng, du khách có thể đi bằng hai đường: đi xe Jeep từ Hòn Rơm - 12km, (giá khoảng 400,000 đồng 1 xe đi được 3-4 người), hoặc từ thành phố Phan Thiết theo quốc lộ 1A đến thị trấn Lương Sơn, có ngã ba, rẽ phải chừng 18km là đến nơi. Nếu xuất phát từ Hòn Rơm, khách có thể cho xe chạy dọc theo đường đến Mũi Né, qua chợ Mũi Né, Đồi Hồng cứ thế chạy dọc bãi biển. Xe chạy khoảng một tiếng đồng hồ từ Mũi Né là vào tới Bàu Sen. Còn nếu đi theo hướng Lương Sơn, du khách sẽ băng qua những ngọn đồi trọc, lúc lên cao, lúc xuống thấp, xuyên qua các cánh rừng sò đo, rừng dừa xanh mướt trên những động cát trắng thơ mộng.
Giá trị
Bàu Trắng không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt mà còn là thắng cảnh đẹp ở khu vực Hòa Thắng-Bắc Bình. Thế nhưng, tại Mũi Né nhộn nhịp với nhiều resort và các bãi tắm đẹp thì trái lại Bàu Trắng còn rất hoang sơ và chưa được khai thác. Thế nhưng, chính vẻ đẹp hoang sơ đó cùng với những đụn cát trãi dài khiến cho nơi đây trở thành một trong những nơi dành cho du khách trổ tài nhiếp ảnh

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | coupon codes